Theo dõi chỉ số đường huyết – Đánh giá sức khỏe và tiểu đường

Bạn đang lo lắng về tình hình sức khỏe của mình? Bạn đang thấy mình có nhiều dấu hiệu của bệnh tiểu đường? Bạn hoang mang về chỉ số đường huyết trong cơ thể và chưa có kiến thức rõ ràng về chỉ số đường huyết tiêu chuẩn. Bạn hãy dành một chút thời gian để đọc bài này để nắm được chỉ số đường huyết như nào là bình thường, thấp, cao và đánh giá sức khỏe của mình.

Chỉ số đường huyết là gì?

Để chuẩn đoán bệnh tiểu đường thì chỉ số đường huyết chính là chiếc chìa khóa then chốt. Vậy chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết là hàm lượng đường (glucose) có trong máu, được đo bằng đơn vị là mg/dl hoặc mmol/L. Chỉ số đường huyết là thước đo giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Chỉ số này thay đổi liên tục trong ngày, vì thế để xác định chính xác người bệnh có bị tiểu đường hay không, bệnh nhân cần được tiến hành đo chỉ số đường huyết ở nhiều thời điểm và nhiều giai đoạn trong ngày (trước khi ăn, sau khi ăn, lúc đói) bằng các biện pháp tiên tiến.

Ngoài ra chỉ số đường huyết cũng được dùng để gọi chỉ số đường huyết của thực phẩm hay tên tiếng anh là glycemic index, hay là chỉ số GI, chỉ số đường huyết của thực phẩm là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Nó giúp những người có vấn đề về cân nặng, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường, quản lý tốt hơn chế độ ăn và sức khỏe.

Trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến chỉ số đường huyết để đo lường mức độ đường (glucose) có trong máu của bạn để chuẩn đoán bệnh tiểu đường.

Bảng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn và cách xem chỉ số đường huyết

Các mức nồng độ đường huyết Trước bữa ăn Hai giờ sau bữa ăn
Không bị tiểu đường Dưới 6,0 mmol/L (108 mg/dl) Dưới 7,8 mmol/L (140 mg/dl)
Tiền đái tháo đường Từ 6,1 – 6,9 mmol/L
(108 – 125 mg/dl)
Từ 7,8 – 11 mmol/L
(140 đến 199 mg/dl)
Bệnh tiểu đường loại 2  Từ 7mmol/L (200 mg/dl) trở lên Từ 11,1 mmol/L (200 mg/dl) trở lên
Bệnh tiểu đường loại 1 Từ 7mmol/L (200 mg/dl) trở lên Từ 11,1 mmol/L (200mg/dl) trở lên
Bệnh tiểu đường trẻ em loại 1 Từ 7mmol/L (200 mg/dl) trở lên Từ 11,1 mmol/L (200 mg/dl) trở lên

(Bảng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn của hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế)

Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ của các biến chứng…mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa khám cho bạn.

Chỉ số đường huyết an toàn, bình thường sẽ dao động ở mức:

  • Đường huyết bình thường trong có thể rơi khoảng từ 70-99 mg/dL tương đương với 3.9 – 5.55 mmol/L.
  • Khi hoạt động bình thường, lượng đường trong máu phục hồi ở khoảng 82-110mg/dL tương đương với 4,4 – 6,1 mmol/L.
  • Đường huyết sau ăn 2h: đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)

Chỉ số đường huyết chuẩn đoán tiền tiểu đường là bao nhiêu:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: 100 – 125 mg/dL tương đương với 5.6-6.9 mmol/L.
  • Chỉ số HbA1c: 5,7 – 6,4%.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 – 199mg/dL tương đương với 7,8 – 11,0 mmol/L.

Chỉ số đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường là bao nhiêu:

Khi mắc bệnh đái tháo đường, chỉ số đường huyết của người bệnh sẽ như sau:

  • Thực hiện xét nghiệm đường glucose hai lần liên tiếp: >=126 mg/dL (7mmol/L)
  • Đường huyết ngẫu nhiên được do bất kỳ thời điểm nào trong ngày: >=200 mg/dL (11.1 mmol/L)
  • Chỉ số đường huyết trước bữa ăn: 4 – 7 mmol(72 mg/dL – 128mg/dl) cho những người bệnh loại 1 và loại 2.
  • Chỉ số đường huyết sau ăn: dưới 9mmol/L (162 mg/dl) cho những bệnh nhân có loại 1 và 8,5mmol (153mg/dl) cho người bệnh loại 2.
  • Xét nghiệm HbA1c: >= 6,5%.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h (uống một lượng đường trước khi tiến hành): <=200 mg/dL (11.1mmol/L).

Chỉ số đường huyết cần được duy trì được khuyến nghị bởi hiệp hội tiểu đường

(Cách quy đổi đơn vị mg/dL thành mmol/L: 18mg/dL = 1mmol/L)

Giữ cho đường huyết ổn định là rất cần thiết với người mắc bệnh tiểu đường và cả người bình thường, sau đây là các mức đường huyết cần được duy trì được khuyến nghị bởi các hiệp hội tiểu đường.

Đối với đa số những người khỏe mạnh, chỉ số đường huyết bình thường là như sau:

– Đường huyết bình thường trong cơ thể  khoảng 4 mmol (4 mmol/L hoặc 72 mg/dL)
– Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi chỉ số lượng đường trong máu ở khoản 4,4 – 6,1 mmol/L (82 – 110 mg/dL)
– Một khoảng thời 2 tiếng sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết có thể như sau:

– Chỉ số đường huyết lúc đói: 4 – 7 mmol/L (72 mg/dL – 128 mg/dL) cho những người bệnh loại 1 hoặc loại 2.
– Chỉ số đường huyết sau ăn: dưới 9 mmol/L (162 mg/dL) cho những người bệnh có loại 1 và 8.5 mmol/L (153 mg/dL) cho những người bệnh có loại 2.

Làm cách nào để xác định chỉ số đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường ?

Có 2 cách thông dụng để kiểm tra và chẩn đoán người nào đã mắc bệnh tiểu đường.

Cách 1: Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi ăn:

Việc kiểm tra chỉ số đường huyết nên thực hiện vào buổi sáng và bạn cần phải nhịn ăn sáng để kiểm tra, lượng đường trong máu sẽ như sau:

  • Đối với người bình thường: 4,0 – 5,9 mmol/l (70-107 mg/dl)
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: 6,0 – 6,9 mmol/l (108-126 mg/dl)
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 6,9 mmol/l (126 mg/dl)

Cách 2: Kiểm tra chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ:

  • Đối với người bình thường:  dưới 7,8 mmol/l (140 mg/dl)
  • Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose:  7,9-11,1 mmol/l (141 đến 200 mg/dl)
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường:  hơn 11,1 mmol/l (200 mg/dl)
  • Bạn có thể xem thêm các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Lượng đường huyết trước khi ăn, thấp, chấp nhận được hay lượng đường huyết cao được tóm tắt bằng bảng dưới đây:

bang-theo-doi-chi-so-duong-huyet-danh-gia-suc-khoe-va-tieu-duong1

 

 

 

https://namgiaomedical.vn/san-pham/may-do-duong-huyet-ge100/

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *